Bác sĩ Mai Uyên, cựu sinh viên ĐH Debrecen, chia sẻ về học tập và làm việc tại Mỹ

Thứ năm, 08/06/2023, 08:47

 

Bác sĩ Kiều Xuân Mai Uyên - bác sĩ tại Mỹ, cựu sinh viên Đại học Debrecen Hungary, đã có buổi chia sẻ về học tập và làm việc ngành Y khoa tại Mỹ.

 

ĐI ĐÂU?

Tổng quát con đường đi Mỹ

Ở Mỹ, sau khi học Phổ thông thì sẽ học 4 năm Undergraduate (Cử nhân), học các khoa như Hóa sinh, Biochemistry, Neuroscience, v.v…

Sau đó thì các bạn sẽ thi MCAT để quyết định các bạn có vào được trường y ở Mỹ hay không. Các trường này sẽ là Graduate school hoặc Medical school. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 4 năm, tổng cộng là 8 năm.

 

BS Mai Uyên tốt nghiệp Phổ thông ở Việt Nam, vào trường Y tại Hungary (6 năm).

6 năm này có thể chia làm 2 phần:

+ 3 năm đầu: học phần lý thuyết Khoa học cơ bản như Lý – Sinh, Hóa Sinh, khoa học Tế bào, Giải phẫu học, v.v…

+ Từ năm 4: những môn Lâm sàng, đi vào các bệnh viện để tiếp xúc với bệnh nhân, để học cách chẩn đoán, như Nội tổng quát, Ngoại tổng quát, Phụ sản, Nhi khoa, v.v…

 

Ở Mỹ có 3 cuộc thi để các bạn sẽ thi để vào được chương trình nội trú Mỹ:

+ USMLE Step 1

+ USMLE Step 2 CK (Clinical Knowledge – kiến thức lâm sàng)

+ OET (Occupational English Test): là cuộc thi mới, thay thế cho USMLE Step 2 CS (Clinical Skills – kỹ năng lâm sàng)

 

Thay đổi với chương trình đi Mỹ để làm bác sĩ nội trú:

+ USMLE Step 1: thay đổi thì tính điểm thành đỗ/trượt từ tháng 01/2022

+ OET thay thế USMLE Step 2 CS. OET là cuộc thi ngôn ngữ, dễ hơn và rẻ hơn USMLE Step 2 CS và không cần phải đến Mỹ.

+ Tất cả các cuộc phỏng vấn đều có thể là trực tuyến, không cần phải đến bệnh viện.

Các bạn lấy ECFMG Certificate để đủ điều kiện vào làm BS nội trú ở Mỹ, nhưng chưa đảm bảo được nhận.

Thời gian nội trú tùy theo ngành các bạn chọn, từ 1 đến 8 năm.

Sau khi nội trú xong, các bạn sẽ thi một cuộc thi Board Exam tùy theo ngành và USMLE Step 3, để có thể trở thành bác sĩ được hành nghề tại Mỹ.

Các bạn có thể ngừng học để làm bác sĩ hoặc học cao hơn còn gọi là Fellowship tùy theo ngành.

Sau Fellowship, các bạn có thể làm bác sĩ các ngành chuyên sâu hơn, ở Việt Nam gọi là Chuyên khoa 2.

 

Cấp độ ưu tiên cho các luồng bác sĩ muốn trở thành bác sĩ ở Mỹ:

1 - Người Mỹ, quốc tịch Mỹ, học trường Y ở Mỹ.

2 - Người Mỹ, quốc tịch Mỹ, học trường Y ngoài Mỹ.

3 – Không phải người Mỹ nhưng có thẻ xanh.

4 - Không phải người Mỹ, không có thẻ xanh, cần visa khi làm bác sĩ nội trú tại Mỹ (J1 và H1b).

 

Những yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn làm bác sĩ nội trú tại Mỹ:

1 – Tài chính:

Đi Mỹ là con đường đắt đỏ nhất và tốn rất nhiều thời gian. Học sinh Mỹ có thể phải mượn nợ từ 100 - 200k USD cho toàn bộ thời gian học.

Chi phí đăng ký thi USMLE 800 USD, chưa bao gồm các phí khác.

Khi nộp đơn vào chương trình bác sĩ nội trú (ERAS application), phải đón phí.

Có thể tiết kiệm thông qua tài liệu học, chỉ nộp một số lượng đơn nhất định tùy vào tài chính.

Càng nộp nhiều đơn khả năng được đi nội trú càng cao.

2 – Khả năng học vấn, động lực:

Mỗi kì thi có thể phải học từ 3-6 tháng, mỗi ngày học 8-10 tiếng. Có rất nhiều kiến thức cần phải học cho mỗi kỳ thi.

3 – Khả năng ngôn ngữ:

Cần khả năng ngôn ngữ tốt khi làm tại Mỹ, không chỉ cần khả năng tiếng Anh chuyên ngành, mà còn giao tiếp hằng ngày.

4 – Lựa chọn chuyên ngành:

Không phải ngành nào cũng dễ dàng cho người nước ngoài. Nội khoa, Nhi khoa, Bác sĩ gia đình, Bác sĩ phẫu thuật, v.v… thì người nước ngoài có thể vào được. Những ngành hot (Da liễu, Tai mũi họng, Chẩn đoán hình ảnh, v.v…) khó kể cả đối với người Mỹ.

5 – Thời gian: mỗi cuộc thi tốn nhiều tháng để ôn tập, thời gian để thực tập, v.v…

6 – Mong muốn về tương lai: tuy nhiều quyền lợi nhưng rất cực nhọc, rất cạnh tranh, rất áp lực, v.v… cần cân nhắc.

 

Cực vậy được gì?

+ Môi trường chú trọng vào hiệu quả, tập trung vào chăm sóc bệnh nhân.

+ Những người đạt được đến cuối cùng đều là những người tài giỏi và đam mê với nghề.

+ Sự tiến bộ của bản thân về mọi mặt: kiến thức, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng sống, tài lẻ, lãnh đạo, v.v…

+ Sự tự do là chính bản thân mình và là một bác sĩ tài giỏi. Việc làm được những điều như vậy làm các bạn tự tin về bản thân và trở thành động lực để tiếp tục con đường này.
 

Bác sĩ Mỹ có mức lương gần như cao nhất thế giới. Nhưng có những điều cần phải xem xét:

+ Thời gian làm việc rất nhiều: 65-80 tiếng/tuần. 4 tuần nghỉ/năm. Phúc lợi (như bảo hiểm) phải tự trả một phần. Ở châu Âu thì chỉ làm 40-60 tiếng/tuần.

+ Bác sĩ Mỹ bị bệnh nhân kiện rất nhiều. Họ phải trả bảo hiểm Y pháp (Malpractice) vì trách nhiệm pháp luật của bác sĩ rất cao.

+ Áp lực công việc và chất lượng cuộc sống.

Mỹ không phải là nơi đến để có được một cuộc sống dễ dàng hoặc chỉ để có lương cao.

 

LÀM GÌ?

Số lượng các bác sĩ nước ngoài được đi nội trú ở Mỹ: dao động tùy theo ngành, khoa.

Da liễu: 2022 chỉ 1 người

Những ngành tốt với bác sĩ nước ngoài muốn nội trú: Bác sĩ gia đình, Khoa nội, Bệnh học, Khoa nhi, Ngoại tổng quát, Nội thần kinh, v.v…

 

Giới thiệu về Khoa Nội tổng quát:

+ Suy nghĩ nhiều: trị bệnh qua triệu chứng, không cần mổ xẻ, v.v…

+ Cần hoạt động nhóm: khoa Nội điều khiển nhiều nhóm khác

+ Đào tạo và quản lý chất lượng bệnh viện

+ Thủ thuật: càng ít phải mổ bệnh nhân càng tốt

+ Bác sĩ Nội khoa là những người có nhiều tài năng, tài lẻ.

 

Con đường đi theo Nội khoa:

1 - Con đường Primary Care Doctor/Provider:

Nếu bệnh nhân có triệu chứng thì bệnh nhân sẽ đi đến Primary Care trước khi đến chuyên gia khoa.

Nếu làm Nội khoa thì chỉ chăm sóc cho người lớn.

Bác sĩ gia đình (Family Medicine) thì sẽ học thêm Khoa nhi và Phụ sản, người cao tuổi, Khoa ngoại, v.v…

Bác sĩ bệnh viện thì phải có bằng tiến sĩ (MD).

Bác sĩ Primary Care/gia đình không cần phải nội trú. Đã từng được xem là không có lương cao, nhưng thoải mái hơn nếu có mở phòng khám (practice) riêng.

 

2 – Bác sĩ Hospitalist/ Hospital medicine:

Khi có bệnh nhân nhập viên thì bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân đó sẽ là hospitalist/hospital doctor. Bác sĩ này điều phối mọi việc khi chăm sóc bệnh nhân đó.

Những chuyên viên khác nhau để chăm sóc cho bệnh nhân đó:

+ Gọi đến những bác sĩ chuyên khoa để hội chẩn;

+ Khi có vấn đề về bảo hiểm, tiền thì có Case manager;

+ Nếu bệnh nhân có vấn đề xã hội như nghèo, vô gia cư, các vấn đề tâm lý, tâm thần, v.v… thì có các social worker.

+ Y tá

+ Các chuyên trị liệu: trị liệu tiếng nói, dinh dưỡng, v.v…

Không có cuối tuần, làm việc 24/7, khoảng 12 tiếng mỗi ngày, làm 7-14 ngày liên tục rồi nghỉ 7-14 ngày liên tục.

 

3 – Vào chuyên khoa sâu hơn, Fellowship/chuyên khoa 2:

Theo Nội khoa, thì cần học thêm từ 1 đến 4 năm.

Mức lương cơ bản trung bình của các khoa khác nhau:

Cao nhất là giải phẫu thẩm mỹ, giải phẩu xương khớp, tim mạch, v.v…

Có nhiều lựa chọn cho các bạn muốn học Nội khoa.

Mô tả việc đào tạo của bác sĩ nội trú trong khoa Nội:

+ Đa phần là với bệnh nhân nội trú (trong bệnh viện)

+ Rotation đến các khoa chuyên môn và các phòng khám

+ Làm trong ICU (phòng hồi sức)

+ Đào tạo và được những chứng chỉ để làm các thủ thuật không cần có bác sĩ theo dõi

+ Running the codes: nếu bệnh nhân ngưng thở, ngưng tim, thì các bác sĩ và y tá phải phản ứng nhanh nhất

+ Nói rất nhiều và suy nghĩ rất nhiều

+ Được ngủ đủ rất ít

 

LÀM CÁCH NÀO?

Medical school survival kit

- Phải hiểu rõ bản thân để thành công: khả năng học, niềm đam mê, học tập hiệu quả, v.v…

- Chủ động trong việc học

- Đừng phí phạm thời gian: ngay cả khi chơi cũng phải hiệu quả, nên thật sự thư giãn khi giải trí

- Tập trung vào hiệu quả thay vì số giờ học: không nên học quá nhiều nếu không nắm được kiến thức học được

- Đừng quên hỏi tại sao: phải hiểu rõ kiến thức học được, hỏi tại sao mình cần phải biết các thông tin này

- Học quan trọng, nhưng cũng nên vui nữa: học hiệu quả, chơi hiệu quả

- Thất bại là điều không thể tránh khỏi: may mắn là thất bại sớm để học được các bài học sớm hơn. Khi BS Uyên được phỏng vấn, một câu hỏi là hãy kể về một thất bại và bài học bạn đã rút ra được sau thất bại đó.

 

Những quyết tố quyết định cơ hội MATCH

Để có được một buổi phỏng vấn:

+ Yếu tố quen biết: biết một bác sĩ tin tưởng, giúp đỡ bạn

+ Điểm số các kì thi USMLE: đậu Step 1, điểm cao Step 2, không trượt kì nào

+ Thời gian US Clinical experience tại Mỹ (kinh nghiệm lâm sàng): Hand-on (trực tiếp điều trị) hơn Observership (chỉ quan sát)

+ Letter of Recommendations (Thư giới thiệu): cần 3-4 thư từ bác sĩ Mỹ

+ Research, publication (bài nghiên cứu, bài được đăng lên các tạp chí khoa học):

+ Không có các lỗ hổng (gap) trong thời gian từ khi tốt nghiệp: có thể tốt nghiệp từ Debrecen trong 6 năm để CV đẹp hơn trước khi thi USMLE. Nếu có lỗ hổng thì sẽ hỏi khi phỏng vấn

+ Các yếu tố khác: Personal statement, ngôn ngữ phụ như tiếng Tây Ban Nha, kinh nghiệm đi tình nguyện, kỹ năng mềm, v.v…

+ Sự may mắn.

Cần phải có kĩ năng trả lời phỏng vấn: nói lưu loát, tiếng Anh tốt, thể hiện được mình là một người có phẩm chất làm bác sĩ, thể hiện được mình là một người thú vị - nói về sở thích, đã đi đâu, làm gì, v.v…

Cuộc phỏng vấn sẽ không hỏi về việc làm bác sĩ hay thông tin Y khoa.

 

Các kỳ thi USMLE:

1 - Step 1: tương ứng 3 năm đầu tại ĐH Debrecen, kiến thức lý thuyết cơ bản.

Các bạn có thể có đủ điều kiện thi vào khoảng đầu năm 5, sau khi học đủ các môn lý thuyết.

Thời gian chuẩn bị 3-12 tháng và cần sự tập trung cao.

Kì thi: tổng cộng 8 tiếng, có 1 tiếng nghỉ, 280 câu hỏi trắc nghiệm

Tài liệu: UWORLD question bank, First Aid USMLE Step 1 book.

2 – Step 2 CK (Clinical Knowledge - kiến thức lâm sàng): tương ứng 3 năm sau tại ĐH Debrecen, về các kiến thức lâm sàng, thiên về điều trị và chẩn đoán

Thời gian chuẩn bị 3-6 tháng

Kì thi: tổng cộng 9 tiếng, có 1 tiếng nghỉ, 318 câu hỏi trắc nghiệm

Tài liệu: Online Meded, UWORLD question bank.

3 – OET (Occupational English Test): thay thế cho USMLE Step 2 CS (Clinical skills)

 

Kinh nghiệm thực tập ở Mỹ:

Hands-on (tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân) và Observership (chỉ quan sát bác sĩ):

+ Yêu cầu đạt USMLE Step 1

+ Tìm bệnh viện có liên kết với ĐH Debrecen

+ Thông qua các công ty dịch vụ tại Mỹ: MedClerkship, Americlerkship, v.v…

+ Thời gian: phụ thuộc vào các yếu tố khác trong hồ sơ ứng tuyển nội trú.

+ Rất tốn tiền!

Cố gắng làm việc thật tốt để có được những thư giới thiệu (Letters of recommendation) từ các bác sĩ.

 

Hồ sơ ứng tuyển ERAS

1 – Personal statement: viết luận cá nhân về động lực, về lý do cá nhân tại sao chọn làm bác sĩ, chọn làm ngành, khoa này, về câu chuyện của bản thân, v.v…

2 – Nộp đơn càng nhiều càng có nhiều khả năng được nhận. Người nước ngoài nộp hơn 100 đơn là bình thường. Tổng chi phí cho một đơn là khoảng 600 USD.

3 – Làm đẹp CV của bản thân

+ Kinh nghiệm công tác xã hội và tình nguyện

+ Kinh nghiệm du lịch và lâm sàng

+ Sở thích của bản thân

+ Làm thành viên và tham gia hoạt động của các tổ chức, hiệp hội Y tế tại Mỹ

 

Thông tin chi tiết hãy liên hệ Hợp Điểm - Đại diện tuyển sinh duy nhất của ĐH Debrecen Hungary tại Việt Nam từ năm 2004:

• Văn phòng: 192 Lý Thái Tổ, P.1, Q.3, TP. HCM

• Hotline: 0931 113 527

• Fanpage: Du Học Debrecen

• Website: www.duhocdebrecen.edu.vn

• Youtube: Du Học Debrecen

Ý kiến bạn đọc