Trong bối cảnh nhu cầu nhân lực Y tế toàn cầu tăng cao không ngừng, nhiều cơ hội đang được mở ra cho nhân viên và sinh viên ngành Y tế. Tình trạng thiếu hụt nhân lực Y tế đã trở thành vấn đề nổi bật ở các quốc gia phát triển. Đáp ứng nhu cầu này, nhiều chính sách và sáng kiến quốc tế đã được triển khai để đào tạo, tuyển dụng và duy trì nguồn nhân lực Y tế một cách bền vững. Điều này tạo ra xu hướng ưu đãi cho nhân viên và sinh viên ngành Y, như: cơ hội việc làm, hỗ trợ học bổng, chương trình đào tạo/tập huấn chuyên môn,…
Nhân viên Y tế được đào tạo tại Việt Nam hiện có cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp, không chỉ ở nước ngoài mà cả tại Việt Nam. Sự mở rộng của các đơn vị Y tế quốc tế tại Việt Nam và sự tăng lượng người nước ngoài sinh sống tại đây mang lại nhiều cơ hội cho ngành Y tế mang hướng quốc tế phát triển mạnh mẽ.
Để nắm bắt những cơ hội này, việc sở hữu kiến thức Y khoa chuyên môn cần đi kèm với kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Y tế. Chứng chỉ OET, được công nhận bởi nhiều quốc gia và hội đồng chăm sóc sức khỏe toàn cầu, là giải pháp hiệu quả nhất.
Để giúp các bạn Sinh viên, chuyên viên trong lĩnh vực Y tế có thêm nhiều kiến thức về chương trình Tiếng Anh khoa học và Chứng chỉ OET cùng những giá trị mà 2 chương trình này này mang đến, Hợp Điểm sẽ tổ chức chương trình Báo cáo trực tuyến chủ đề “TIẾNG ANH KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH Y TẾ – KHAI PHÁ CƠ HỘI VÀNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP QUỐC TẾ” nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đến đông đảo các bạn trẻ và chuyên gia đang học tập và làm việc trong ngành Y. Thông tin cụ thể sự kiện:
Thời gian: 08g30 – 11g00 sáng Chủ nhật 17/12/2023
Diễn giả: Thạc Sỹ Y Dược Học Phạm Minh Trường – Cố vấn chuyên môn chương trình OET
Hình thức: trực tuyến qua Zoom
Link đăng ký tại đây
Hotline: 0901333026
OET là gì?
Occupational English Test (Chứng chỉ Tiếng Anh Nghề nghiệp) là bài kiểm tra đặc biệt được phát triển để đánh giá mức độ vận dụng thành thạo ngôn ngữ của thí sinh thuộc ngành Y tế có dự định công tác tại quốc gia nói tiếng Anh. Điểm thi OET được các hội đồng y tế quốc tế tại nhiều quốc gia chấp nhận, trong đó có Úc, Anh, Mỹ, New Zealand và Ireland.
Một số hội đồng danh tiếng chấp nhận điểm thi OET bao gồm:
► NMC – UK Nursing and Midwifery Council (Hội đồng Hộ sinh và Dưỡng lão Vương quốc Anh)
► AHPRA – The Australian Health Practitioner Regulation Agency (Cơ quan Chuyên viên Y tế Úc)
► The Nursing and Midwifery Councils of New Zealand (Hội đồng Hộ sinh và dưỡng lão New Zealand)
Chứng chỉ OET cũng được nhiều trường đại học danh giá, cơ quan y tế và Bộ Bảo vệ Biên giới và Nhập cư tại Úc chấp nhận.
Khác với các bài kiểm tra tiếng Anh thông thường hoặc tiếng Anh học thuật, OET được tạo ra dành riêng cho 12 ngành nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
► Dentistry (Nha khoa)
► Dietetics (Dinh dưỡng học)
► Medicine (Y khoa)
► Nursing (Điều dưỡng)
► Occupational Therapy (Trị liệu Nghề nghiệp)
► Optometry (Khúc xạ nhãn khoa)
► Pharmacy (Dược)
► Veterinary Science (Khoa học Thú y)
► Physiotherapy (Vật lý Trị liệu)
► Podiatry (Chuyên khoa Chân)
► Radiography (Chuyên khoa X-quang)
► Speech Pathology (Bệnh lý Ngôn ngữ nói)
Ai công nhận OET?
OET được các cơ quan quản lý, bệnh viện & trường đại học ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Ireland, Úc, New Zealand, Dubai và Singapore tin tưởng. Vì vậy đây là bằng chứng về khả năng giao tiếp hiệu quả cua người sở hữu tấm bằng OET.
Vì sao OET là bài thi đánh giá kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành hàng đầu?
Bài thi OET phản ánh chính xác khả năng giao tiếp của ứng viên trong môi trường chăm sóc sức khỏe nói tiếng Anh.
Phát triển cho 12 nghề nghiệp chăm sóc sức khỏe, phù hợp với tiếng Anh mà các chuyên gia y tế sử dụng hàng ngày tại nơi làm việc, giúp họ giao tiếp trôi chảy và hiệu quả với bệnh nhân, đồng nghiệp và nhóm y tế.
Được xây dựng và phát triển từ các cơ sở nghiên cứu từ các tổ chức học thuật uy tín hàng đầu thế giới như Cambridge Assessment English và Đại học Melbourne.
Để biết thêm thông tin chi tiết về kỳ thi OET xin vui lòng truy cập website OET